Vay hợp vốn là gì? Thủ tục vay hợp vốn gồm các bước như thế nào? Đây là câu hỏi của không ít người khi mới tìm hiểu về những sản phẩm tín dụng tại ngân hàng. Để giải đáp các thắc mắc này, bePOS sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản, quan trọng nhất về hình thức vay hợp vốn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Định nghĩa về vay hợp vốn được quy định tại Thông tư số 39/2016 của Ngân hàng nhà nước. Cụ thể, vay hợp vốn là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng cung cấp tín dụng cho khách hàng. Một số nghiệp vụ bao gồm là chiết khấu, thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng,…
Hiểu đơn giản hơn, vay hợp vốn tức là một dự án của khách hàng được cho vay bởi nhiều tổ chức tín dụng khác nhau. Trong đó, một bên có vai trò quan trọng là dàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, những hoạt động này phải tuân theo quy chế đồng tài trợ của Ngân hàng Nhà nước.
Để hiểu rõ cho vay hợp vốn là gì, cũng như nhận diện nhanh mô hình vay vốn này ngoài thực tiễn, bạn cần nắm một số đặc điểm sau:
>> Xem thêm: Vay theo hạn mức tín dụng là gì?
Vay hợp vốn giúp giải quyết hiệu quả nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn tìm gói vay phù hợp để thực hiện những hoạt động kinh doanh như đầu tư dự án, mua lại, sáp nhập, hợp nhất,… Tuy nhiên, nhiều dự án đòi hỏi lượng vốn quá lớn. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng không có khả năng giải ngân, hoặc bảo lãnh cho những khoản vay này.
Khi vay hợp vốn, các ngân hàng của Nhà nước có thể đáp ứng hạn mức cao hơn nhiều so với giới hạn bình thường. Trong trường hợp cần rút vốn vay, ngân hàng sẽ đóng vai trò đầu mối bảo lãnh khoản vay, dàn xếp cho các ngân hàng khác tham gia. Như vậy, doanh nghiệp vẫn được đáp ứng nhu cầu vốn, mà các tổ chức tín dụng có thể bảo đảm an toàn tài chính.
Theo quy định ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các trường hợp được áp dụng cho vay hợp vốn là:
Vậy các nguyên tắc vay hợp vốn là gì? Như đã nói, hình thức cho vay này phải tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia. Cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh vay vốn chi tiết
Một khía cạnh khác mà doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ là quy trình cho vay hợp vốn. Quy trình này có nhiều điểm khác biệt so với quy trình vay vốn thông thường, cụ thể bao gồm:
Doanh nghiệp khi có nhu cầu vay hợp vốn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cho ngân hàng. Một số tài liệu cần có là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ nhân thân của bên đại diện, báo cáo tài chính, hồ sơ kế hoạch vay vốn,…
Ngân hàng đầu mối gửi lời mời, cùng bản sao hồ sơ khách hàng nộp cho các ngân hàng khác. Các thành viên cùng thẩm định hồ sơ, phân tích tài chính doanh nghiệp và quyết định khoản vay. Nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên sẽ được quy định trong hợp đồng vay hợp vốn.
Sau khi đã thống nhất về khoản vay, ngân hàng đầu mối sẽ đứng ra đại diện để ký kết hợp đồng với khách hàng.
Các thành viên đóng góp vốn theo hợp đồng đã ký. Ngân hàng đầu mối sẽ đại diện giải ngân cho khách hàng. Khi trả nợ, khách hàng cũng chỉ cần làm việc với ngân hàng đầu mối, họ sẽ chuyển lại tiền thanh toán cho các thành viên.
Vay hợp vốn là gì?
Đặc điểm của vay hợp vốn là gì?
Vay hợp vốn có sự hợp tác của nhiều ngân hàng
Lợi ích của hình thức vay hợp vốn đối với doanh nghiệp
Các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?
Nguyên tắc vay hợp vốn là gì?
Nguyên tắc cho vay hợp vốn, các trường hợp thường áp dụng trong cho vay hợp vốn là gì?
Quy trình cho vay hợp vốn gồm những gì?