Giảm lãi suất vay vẫn là một thách thức; Chứng khoán Việt Nam đang ở mức rẻ trong lịch sử; Một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa do nhân viên nghỉ Tết... là những tin tức đáng chú ý 24h qua.
Giảm lãi suất vay vẫn là một thách thức
Mặt bằng lãi suất huy động được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 và cũng với nhiều yếu tố tác động sẽ khiến cho câu chuyện hạ lãi suất vay đang ở trong tình thế không đơn giản.
Giảm lãi vay là một thách thức với ngân hàng. Ảnh: Hải NguyễnQuan sát thị trường thời gian gần đây, lãi suất huy động 12 tháng trung bình tại các ngân hàng trong tháng 1 tiếp tục tăng thêm 0,07 điểm % so với tháng 12/2022, lên mức 8,49%/năm. Như vậy, lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng đã tăng 2,68 điểm % so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng trung bình đạt 7,92% tăng thêm 0,11 điểm % so với mức trung bình của tháng 12 và tăng 2,92 điểm % so với cùng kỳ 2022.
Theo ý kiến của nhiều lãnh đạo ngân hàng thì áp lực tăng của cả 2 loại kỳ hạn trên chủ yếu tới từ nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, trong khi các ngân hàng có gốc quốc doanh không thực hiện tăng lãi suất đối với kỳ hạn 12 tháng, và chỉ tăng nhẹ đối với kỳ hạn 6 tháng
Chứng khoán Việt Nam đang ở mức rẻ trong lịch sử
Nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu đang đè nặng tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có những cơ hội bứt phá. Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Đầu tư FIDT, VN-Index hiện có mức định giá rẻ trong lịch sử.
Bảng khuyến nghị các mã chứng khoán trong ngành ngân hàng đáng chú ý trong năm 2023. Ảnh: VCBSHiện chỉ số P/E của VN-Index đang ở mức thấp nhất so với các thị trường khu vực và quốc tế, còn P/B thấp hơn trung bình các thị trường và cao hơn khối ASEAN-5 và Trung Quốc. Tuy nhiên, khi xét đến yếu tố ROE (thước đo quan trọng cho mức P/B hợp lý) thì định giá thị trường Việt Nam vẫn tương đối rẻ hơn các thị trường khu vực và quốc tế. Do đó, VN-Index hiện có mức định giá hấp dẫn khi so sánh với các thị trường quốc tế và khu vực.
Dựa trên phân tích triển vọng các nhóm ngành, đặc biệt là nhóm ngân hàng, FIDT Research đưa ra dự phóng tăng trưởng EPS toàn thị trường năm 2023 chỉ ở mức 2,9%. Nhóm phân tích này cho rằng đây là mức hợp lý khi chính sách tiền tệ đang thắt chặt nhằm chống lạm phát và hoạt động kinh tế toàn cầu đang suy giảm
Một số cửa hàng xăng dầu đóng cửa do nhân viên nghỉ Tết
Ngày 26.1, Cục quản lý thị trường TPHCM đã thông tin về tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Hiện tại TPHCM có 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu; 61 thương nhân phân phối; 01 thương nhân làm Tổng đại lý; 35 đại lý bán lẻ; 549 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Cây xăng trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, đóng cửa ngày 25.1. Ảnh: Anh TúNhìn chung tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TPHCM ổn định, các cửa hàng xăng dầu hoạt động bình thường để phục vụ nhu cầu của người dân, không có tình trạng găm hàng, bán không đúng giá niêm yết.
Theo Cục Quản lý thị trường TPHCM, hiện tại trên địa bàn TPHCM vẫn còn 04 cửa hàng xăng dầu đang ngưng hoạt động để thực hiện thủ tục giải thể; có 08 cửa hàng bán lẻ xăng dầu hết xăng dầu và tạm ngưng để nghỉ Tết.
So lợi nhuận các ngân hàng lãi lớn
Mở đầu năm 2023 với nhiều tin tức tốt lành cho ngành ngân hàng. Các “ông lớn” BIG4 đều công bố lợi nhuận khủng trong năm 2022.
Vietcombank (Mã chứng khoán: VCB) tiếp tục giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế của “anh cả làng bank” đạt khoảng 36.774 tỉ đồng, tăng 39% so với năm 2021.
VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ đạt 10-11% trong năm 2023-2024. Ảnh: TPBBIDV (Mã chứng khoán: BID) công bố lợi nhuận trước thuế đạt 22.560 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 23.190 tỉ đồng. Tổng tài sản BIDV đạt hơn 2,08 triệu tỉ đồng, tăng trưởng gần 21% so với năm 2021.
TPBank (Mã chứng khoán: TPB) là ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận với 7.828 tỉ đồng trước thuế, tăng 30% so với năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt trên 15.600 tỉ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỉ đồng, tăng gần 75%