Vị trí của bạn:trang đầu > TIỀN KỸ THUẬT SỐ > SÀN GIAO DỊCH> bản văn

Vay ngoại tệ không còn hấp dẫn doanh nghiệp?
06/07/2022   Nguồn:https://thoibaonganhang.vn/   Nhấp Chuột:836

Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, tính đến hết tháng 5/2022, tỷ trọng dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ chiếm 7% tổng dư nợ, huy động vốn bằng ngoại tệ cũng chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tỷ trọng này thấp nhất trong nhiều năm qua cho thấy các chính sách hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế đang phát huy hiệu quả.

vay ngoai te khong con hap dan doanh nghiep

Để cụ thể hóa chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, NHNN đã ban hành Thông tư 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

Theo đó, hiện nay hoạt động cho vay ngoại tệ trong ngân hàng chỉ phục vụ cho các mục đích. Thứ nhất, cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu hàng năm để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Thứ hai, cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Tuy nhiên khi được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay, trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền thanh toán phải bằng ngoại tệ.

Thứ ba, cho vay để đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Bên cạnh đó, theo một lãnh đạo ngân hàng ở TP.HCM, một trong những chính sách quan trọng nhằm giảm tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế là quy định giảm lãi suất tiền gửi USD về mức 0%. Việc làm này đã giúp chuyển hóa một lượng lớn nguồn ngoại tệ trong dân cư sang tiền đồng để gửi tiết kiệm khi chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa VND và USD ở mức khá cao. Nguồn tiền gửi ngoại tệ giảm mạnh trong thời gian qua cũng góp phần thu hẹp tín dụng ngoại tệ.

Chưa kể ngoài việc siết chặt đối tượng được vay ngoại tệ, diễn biến tỷ giá trong nước được duy trì ổn định trong một thời gian dài vừa qua cũng khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang quan hệ mua - bán trực tiếp ngoại tệ để thanh toán thay vì quan hệ vay mượn, bởi khi vay ngoại tệ thì cuối cùng doanh nghiệp cùng sẽ phải mua ngoại tệ để thanh toán trong khi lại phải chịu thêm chi phí lãi suất.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoại tệ giảm so với tổng dư nợ chung của các tổ chức tín dụng cũng có nghĩa là tỷ trọng dư nợ VND đang tăng lên. Đơn cử, giá trị tuyệt đối các khoản dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM đến thời điểm cuối tháng 5/2022 ở mức 210.000 tỷ đồng (quy đổi), con số này cuối năm 2021 đã xấp xỉ 200.000 đồng (quy đổi). Trong khi, tín dụng chung xét theo giá trị tuyệt đối của hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM cuối năm 2021 ở mức 2,8 triệu tỷ đồng, từ tháng 4/2022 tín dụng trên địa bàn TP.HCM đã vượt mức 3 triệu tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, mặc dù ngành Ngân hàng thực hiện chủ trương hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế theo chỉ đạo của NHNN, tuy nhiên cá nhân và tổ chức kinh tế nếu có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp và chính đáng các NHTM vẫn sẵn sàng cung ứng ngoại tệ.