Vị trí của bạn:trang đầu > KHOẢN VAY > CHỨNG THỰC THẾ> bản văn

Những sự kiện đặc biệt quan trọng nào tuần tới sẽ phát tín hiệu rõ hơn về khả năng kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái?
16/05/2022   Nguồn:http://nhipsongkinhte.toquoc.vn/   Nhấp Chuột:761

(Tổ Quốc) - Một loạt các dữ liệu từ khắp các nền kinh tế lớn trên thế giới đang được công bố ở thời điểm mà các nhà phân tích và nhà đầu tư đang tranh luận về việc liệu các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất có làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu hay không?

Với việc các nhà đầu tư đang hết sức lo lắng và liên tục bán tháo các tài sản rủi ro, thị trường tiền điện tử sẽ diễn biến ra sau sau đợt khủng hoảng vừa qua cũng là trọng tâm chú ý của thị trường vào lúc này.

Dưới đây là những sự kiện thu hút sự chú ý đặc biệt của thị trường trong tuần tới:

1 / Kinh tế Mỹ ‘hạ cánh cứng’ hay ‘mềm’?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản tại các cuộc họp tháng 6. Dữ liệu sắp tới sẽ cho thấy liệu việc Fed thắt chặt quá mức sẽ mang lại khả năng hạ cánh cứng hay mềm cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Mỹ sẽ công bố dữ liệu về doanh số bán lẻ tháng 4 vào thứ Ba tới (17/5), với dự đoán của thị trường là tăng 0,7%, sau khi tăng 0,5% trong tháng 3. Có một số dấu hiệu cho thấy lạm phát, vốn chỉ cho thấy những dấu hiệu nhỏ nhất của những tác động từ chính sách tiền tệ, đang gây áp lực lên người tiêu dùng, và điều đó có thể sẽ được nhận thấy qua các báo cáo về doanh thu của Walmart, Home Depot và Macy’s, cũng sẽ được công bố vào ngày 17/5. Trong tuần qua, Mỹ đã công bố dữ liệu lạm phát giá tiêu dùng và giá sản xuất trong tháng 4, cho thấy có sự giảm nhẹ so với tháng 3, nhưng vẫn ở mức rất cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu về doanh số bán nhà của Mỹ, sẽ công bố vào thứ Sáu (20/5) cũng có thể cho thấy lãi suất thế chấp tăng nhanh đang khiến thị trường nhà đất hạ nhiệt nhanh hay chậm.

Quyết tâm kiềm chế lạm phát của Fed đã làm dấy lên những lo lắng về việc nền kinh tế Mỹ sẽ ‘hạ cánh’ một cách khó khăn. Chỉ số chứng khoán S&P 500 năm nay giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2008, một dấu hiệu nữa cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chật vật để vượt qua những tác động từ việc lãi suất tăng.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái? - Ảnh 1.

Bán lẻ hàng hóa của Mỹ.

2 / Khủng hoảng tiền điện tử

Những người đam mê tiền điện tử cũng như những người quan sát sẽ theo dõi hậu quả của đợt giá loại tài sản này sụp đổ ngoạn mục trong thời gian qua.

Bitcoin đã hồi phục mạnh mẽ trong phiên thứ Sáu (13/5), nhưng tính chung cả tuần giảm ở mức 2 con số, sau chuỗi những ngày giảm giá kỷ lục. Các loại tiền điện tử khác cũng giảm giá mạnh trong thời gian qua khi các nhà đầu tư tránh xa các tài sản rủi ro bởi thấy các ngân hàng trung ương quyết liệt trong cuộc chiến chống lạm phát.

Liệu tài sản có tên stablecoin có thể duy trì tỷ giá so với đồng USD khi niềm tin của nhà đầu tư giảm mạnh hay không là điều rất quan trọng đối với thị trường tiền điện tử lúc này, và cũng khá quan trọng đối với thị trường tài chính nói chung. Đồng stablecoin điều khiển bằng thuật toán TerraUSD đã phá vỡ ngưỡng tâm lý quan trọng để lao xuống mức thấp kỷ lục lịch sử, là 30 xu, do cơ chế cân bằng phức tạp của đồng tiền này liên quan đến một mã thông báo thả nổi tự do khác, UST, bị đánh sập.

Những loại tiền điện tử khác như Tether, USD Coin và Binance USD tự tin rằng họ sẽ thoát khỏi số phận của TerraUSD vì tiền điện tử của họ được hỗ trợ bởi dự trữ tài sản dựa trên đồng đô la. Những khoản dự trữ đó có thể bị giám sát ngày càng nhiều khi các nhà đầu tư đang tìm hiểu xem liệu những đồng tiền đó có thể xử lý làn sóng mua lại hay không.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái? - Ảnh 2.

Bitcoin để mất toàn bộ mức tăng của năm 2021.

3 / Những biến động mạnh ở Châu Á

Một loạt các dữ liệu trên khắp châu Á có thể khiến các dự đoán về triển vọng kinh tế khu vực bị điều chỉnh lại.

Nhật Bản sắp công bố các báo cáo về tăng trưởng kinh tế, thương mại và dữ liệu lạm phát trong tuần tới. Nếu các dữ liệu này đều thấp hơn kỳ vọng thì ngân hàng trung ương Nhật Bản – ngân hàng ôn hòa nhất thế giới - có thể cũng sẽ phải bắt đầu xem xét lại lập trường chính sách của mình, và đó sẽ là tin tốt lành cho đồng yen.

Trung Quốc tuần tới sẽ báo cáo các dữ liệu về sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và giá nhà đất. Toàn bộ những thông tin đó đều đang được thị trường chờ đợi, và không loại trừ khả năng các số liệu đều gây thất vọng, mặc dù các nhà giao dịch cho rằng khả năng cao nhất là các dữ liệu đó của tháng 4 đều ổn định so với tháng 3.

Cũng trong tuần này, Australia sẽ công bố dữ liệu về tiền lương và số lượng việc làm của mình. Ngân hàng trung ương Australia hôm 3/5 đã quyết định tăng lãi suất mà không chờ đợi các dữ liệu kinh tế quan trọng này.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái? - Ảnh 3.

Các dữ liệu kinh tế của Australia.

4 / Sức chi tiêu của người tiêu dùng sẽ ra sao?

Người tiêu dùng đang gặp khó khăn. Giá thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đang làm xói mòn thu nhập khả dụng và các khoản tiết kiệm mà họ có được trong giai đoạn giãn cách xã hội để chống Covid-19, có thể khiến chi tiêu cho việc đi lại và mua sắm giảm đi nhanh chóng.

Các nhà kinh tế dự đoán chính sách hạn chế nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ khiến doanh số bán lẻ tháng 4 của nước này giảm 6%, gần gấp đôi mức giảm của tháng 3. Doanh số bán lẻ tháng 4 của Mỹ ước tính tăng, nhưng cũng như tháng 3, giá xăng và thực phẩm có thể chiếm phần lớn mức tăng đó.

Trong khi đó, Công ty nghiên cứu GfK cho biết niềm tin của người tiêu dùng Anh đã sụt giảm trong tháng 3, xuống gần mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ. Chi phí sinh hoạt bị thắt chặt có thể sẽ làm sâu sắc thêm tình trạng người tiêu dùng mua bán cầm chừng trong tháng 4.

Không có gì ngạc nhiên khi tỷ trọng của chi tiêu tiêu dùng trên toàn cầu đã giảm 1/3 trong năm nay, vượt quá mức giảm của chỉ số vốn chủ sở hữu – chỉ số bao quát hơn.

Các nhà đầu tư cho hay một số người nói rằng họ không còn quan tâm đến người tiêu dùng nữa.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái? - Ảnh 4.

Tiền tiết kiệm của các hộ gia đình đang giảm nhanh.

5 / Dai dẳng vấn đề khí đốt của Nga xuất sang châu Âu

Áp lực lên thị trường khí đốt của châu Âu không có dấu hiệu giảm bớt.

Việc Moscow thực hiện các biện pháp trừng phạt của Moscow đối với Gazprom Germania và một loạt công ty phương Tây khác đã khiến giá khí đốt tăng lên cao hơn nữa.

Điện Kremlin ra ngày 3/5 đã ra lệnh cấm các thực thể của Nga thực hiện các giao dịch với những đối tượng nằm trong danh sách trừng phạt. Điều này đã khiến dòng chảy khí đốt đến châu Âu giảm đi, sau khi Ukraine tuyên bố tình trạng bất khả kháng và cho biết họ sẽ không mở lại tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng từ Nga đến châu Âu cho đến khi Kyiv giành được toàn quyền kiểm soát hệ thống đường ống của mình.

Cho đến nay, các công ty khí đốt EU vẫn tiếp tục tranh luận về vấn đề thanh toán khí đốt mua của Nga bằng tiền rúp, theo yêu cầu của Nga đưa ra hồi tháng 3. Ủy ban châu Âu cho biết điều đó sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt của EU.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới: Kinh tế toàn cầu liệu có suy thoái? - Ảnh 5.

Giá dầu Brent và khí đốt ở châu Âu.